Đảo mắt nhìn về mé rừng phía nam hồ Thanh Long và Vồ Thiên Tuế, Thụy há hốc mồm, chết cứng, trong đầu bắt đầu rối loạn “hai trắng một đen, nhầm, hai đen một trắng, đêm nay đúng là nguyệt sáng phong cao ah, cả 3 ông đều xuất hiện, ahhh”.
Đám rừng cây xào xạc. Mặt nước hồ Thanh Long lao
xao, dưới ánh trăng bạc như một mặt gương vỡ ra hàng ngàn mảnh nhỏ. Ba cái bóng
lớn đang quần thảo một bóng đen dài ngoằn...
“Mãng xà a” Thụy lo sợ và rối rắm nghĩ, “Cái này
mới thật là đánh lớn ah, ông hổ đánh mãng xà, trong truyền thuyết Long tranh Hổ
đấu ahhh”.
Gió núi bắt đầu nổi lên, từng trận, từng trận lạnh
buốt. Mặt nước hồ Thanh Long thoát phá, Thụy thấy mặt đất dưới chân rung lên. Mùi
tanh hôi phả vào mặt. Thụy núp
vào một ảng đá chếch bờ bắc hồ Thanh Long, cả người như bị ‘định’ thân một chỗ,
không rời mắt quan sát phía đàng xa, hai Hắc Hổ tả hữu vờn quanh tấn công, ông Bạch Hổ ở trực diện
linh hoạt né tránh những cú mổ chết người (chết hổ) của ‘đại’ mãng xà.
Mãng xà hết sức tinh ranh, sau mỗi cú vồ hụt lập
tức co người phòng thủ, né trái vồ phải liên miên không dứt. Chí có phía sau
lưng có hồ nước che chắn, còn lại ba bề thọ địch nên mãng xà cuộn tròn, thân rắn
quấn quanh dần vào trung tâm, che chắn phần bụng, đầu ngẩng cao lắc lư sẵn
sàng xuất kỳ bất ý đánh ra đòn hiểm.
Thấy mãng xà bắt đầu co cụm phòng thủ, ba ông hổ
đổi chiến thuật, bắt đầu hết tốc lực chạy loạn xung quanh, hễ bị mổ thì né
tránh, còn hai đồng bọn không ngừng dùng hổ trảo ầm ầm đánh vào thân rắn.
Bị mấy cú tát kiệt lực, mãng xà dần rơi vào hạ
phong, thế phòng thủ bị phá, cả thân hình xoắn vặn không ngừng lùi về mép nước,
chuẩn bị đào tẩu.
Ba ông hổ tấn công càng ác liệt hơn. Trận chiến
bắt đầu lùi dần về phía bờ hồ, Bạch Hổ không ngừng công kích đầu rắn, hai Hắc Hổ
lúc này cũng không e ngại chân đã chạm nước vẫn không ngừng bám sát mãnh đập
vào thân rắn. Từng trận sóng nước tung lên như rào rào như mưa.
Mắt thấy mãng xà vặn mình quay đầu thoái lui vào
hồ, Bạch Hổ bỗng cất tiếng gầm chấn thiên. Như nghe được hiệu lệnh, một Hắc Hổ
lao vào ngoạm chặt đuôi rắn, điên cuồng lùi nhanh, kéo thân rắn về phía bờ đá. Mãng xà đầu chưa kịp
vào trong nước thì bị hẫng, cả thân hình to lớn, đùng đùng đổ vào Hồ Thanh
Long, vặn vẹo thân mình không ngừng để tránh thoát. Hắc Hổ còn lại lao tới vồ mạnh,
một mồm to cắn vào thân rắn không buông.
Bị đau đớn, mãng xà bắt đầu điên cuồn, vặn người
hướng Hắc Hổ đang tàn sát bừa bãi trên thân rắn phun nọc phì phì, chuẩn bị mổ.
Lúc này, Bạch Hổ trên bờ lại gầm lên một tiếng kinh thiên động địa, rồi thần
tốc lao tới, đạp vào bờ đá lấy đà, cả người (cả hổ) bay ra xa, chụp vào đầu rắn
đang ngẩng cao, hổ khẩu chuẩn xác ngoạm vào bảy tấc bụng rắn.
“Ầm!” một tiếng, cả hổ và mãng xà rơi vào trong
nước. Mặt hồ sôi sục điên cuồng, từng đợt sóng ngầm cuộn lên rồi nổ thành bọt
nước tung tóe. Được chừng 10’ thì mặt nước dần im tĩnh lại. Thụy trông mong
nhìn về phía hồ chờ cái bóng trắng xuất hiện. Ông Hắc Hổ như cũng sốt ruột, rối
rít đảo quanh bờ hồ, một ông khác leo lên mỏm đá ngóng nhìn vào phía lòng hồ.
10’, 20’ rồi nửa giờ trôi qua, Thụy nghe trong
lòng cồn cào. Nỗi sợ hãi từ ban đầu đã biến mất tự lúc nào, cảm giác bàng
hoàng, kinh ngạc về cuộc kỳ ngộ cũng không còn. Thụy chỉ thấy chút cảm khái về cái
bi tráng hào hùng của trận chiến và cuồn cuộn trong lòng lúc này là nỗi chờ
mong và hy vọng ‘cái bóng trắng’ trở về.
Bạch Hổ thủ hộ sơn lâm, bảo vệ thôn xóm và con
người trên vùng núi cao thâm u, huyền bí. Bạch Hổ là biểu tượng tinh thần tượng
trưng cho quyền uy, sức mạnh. Bạch Hổ dũng cảm, Bạch Hổ kiên trì. Bạch Hổ là Vương của núi rừng...
Đứa con nào lớn lên từ Xóm Núi cũng mang trong lòng mình một tượng đài chung
cao hơn hết thảy thần tượng. “Sợ mà kính,
xa mà thân, úy mà luôn mang trong lòng”.
Không biết bao lâu, Hắc Hổ vọng về phía hồ, gầm
lên thê lương rồi xoay mình bỏ chạy lên Vồ Thiên Tuế, thành 2 chấm đen biến mất
trong lùm cây um tùm.
Trong chớp mắt, mây đen ùn ùn kéo tới, ánh trăng
bị che khuất, rừng đêm tối mịt. Gió thét gào cuồng loạn, sàn sạt quất vào rừng
cây. Gió vù vù qua khe đá. Và... mưa! Mưa sầm sập, liên miên như một khối nước
khổng lồ từ trên trời trút thẳng xuống Thiên Cấm Sơn. Nước suối Sư Bình, suối Thanh
Long thành thác lớn, ào ào đổ xuống hạ lưu, kéo theo bùn đất, cát đá, nhánh cây
ần ầm đổ vào trong hồ. Cả rừng núi giống như đang trở mình.
Thụy chịu trận nép mình dưới ang đá đụt mưa hơn
một giờ đồng hồ thì mưa ngừng. Trăng lên, sáng vằng vặc. Rừng núi loang loáng
bóng trăng, bóng lá, gió nhè nhẹ đung đưa tán cây. Núi đêm lại yên bình, tĩnh lặng...
như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét